44 kết quả được tìm thấy
Giáo dục
Hải Phòng duy trì vị trí tốp đầu cả nước về giáo dục - đào tạo
(HPĐT)- Những năm qua, Hải Phòng không chỉ có nhiều thủ khoa, á khoa đỗ vào các trường đại học danh tiếng mà học sinh thành phố còn được xướng tên tại nhiều cuộc thi tầm quốc tế, khu vực. Với sự phát triển đồng đều cả về giáo dục mũi nhọn và giáo dục đại trà, ngành Giáo dục - Đào tạo Hải Phòng khẳng định vị trí vững chắc trong tốp đầu toàn quốc; đồng thời hướng tới mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, Hải Phòng trở thành trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo (GD-ĐT), nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ, kinh tế biển theo tinh thần Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Hải Phòng duy trì vị trí tốp đầu cả nước về giáo dục - đào tạo
70 năm giải phóng Hải Phòng
Hành trình từ đảo nghèo đến trung tâm du lịch, cảng biển quốc tế
(HPĐT)- Từ một huyện đảo xa đất liền, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, Cát Hải từng được xem là vùng đất nghèo, lạc hậu. Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, với sự quan tâm đặc biệt của Trung ương và thành phố, huyện đảo từng bước vươn mình mạnh mẽ, trở thành một trong những trọng điểm phát triển kinh tế biển, trung tâm du lịch sinh thái mang tầm quốc tế.
Hành trình từ đảo nghèo đến trung tâm du lịch, cảng biển quốc tế
Tin bốn phương
Lễ hội cầu ngư: Phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển kinh tế biển
Sáng 17/2, Lễ hội cầu ngư đã diễn ra tại xã Ngọc Bích, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An và quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Đây là lễ hội truyền thống của cư dân vùng biển, bày tỏ khát vọng một năm “trời yên biển lặng, thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy khoang.”
Lễ hội cầu ngư: Phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển kinh tế biển
Phóng sự ảnh
Canh “giặc lửa”, bảo vệ di sản
(HPĐT)- Vườn quốc gia Cát Bà thuộc Quần đảo Cát Bà là nơi có sự đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên đẹp cùng hệ thống rừng nguyên sinh. Để gìn giữ, bảo tồn, phục vụ phát triển kinh tế biển và du lịch, lực lượng kiểm lâm của Vườn quốc gia Cát Bà thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát, tuyên truyền quy định pháp luật về bảo vệ rừng, vận động người dân chấp hành chung tay giữ rừng, giữ biển, nhất là công tác phòng, chống cháy rừng sau thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
Canh “giặc lửa”, bảo vệ di sản
Kinh tế
Phát triển hạ tầng xứng vai trò cực tăng trưởng
(HPĐT)- Hải Phòng không chỉ là thành phố cảng biển đầu mối, trung tâm kinh tế công nghiệp, kinh tế biển, trung tâm văn hóa, y tế, giáo dục của vùng Duyên hải Bắc bộ, mà còn là động lực phát triển quan trọng của cả nước. Để Hải Phòng phát huy tiềm năng, lợi thế vị trí cửa ngõ ra biển của miền Bắc, giữ vai trò thành phố mở cửa và hội nhập quốc tế, trong Nghị quyết số 45 Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đưa ra định hướng phát triển và tập trung nguồn lực lớn đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng của thành phố Cảng, trở thành cực tăng trưởng, động lực thúc đẩy phát triển.
Phát triển hạ tầng xứng vai trò cực tăng trưởng
Nghị quyết 45
Thúc đẩy hoạt động đào tạo lao động: Nâng cao chất lượng nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển
(HPĐT)- Nghị quyết số 45 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 định hướng rõ nhiệm vụ “...đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao mà thành phố Hải Phòng có lợi thế, như kinh tế biển, hàng hải, vận tải biển, dịch vụ logistics, đóng tàu, cơ khí, chế biến, chế tạo, đầu tư, khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản...” để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố. Cụ thể hơn, tại Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ lao động của Hải Phòng qua đào tạo, có bằng cấp, chứng chỉ đạt khoảng 48-52%… Bám sát định hướng này, Thành uỷ có nhiều chủ trương, HĐND, UBND thành phố ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, thu hút người tham gia học nghề, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thành phố Cảng.
Thúc đẩy hoạt động đào tạo lao động: Nâng cao chất lượng nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển
Hoạt động của lãnh đạo thành phố
Cử tri 2 huyện Cát Hải và Bạch Long Vĩ đề xuất tiếp tục có cơ chế, chính sách phát triển kinh tế biển đảo
Cử tri 2 huyện Cát Hải và Bạch Long Vĩ đề xuất tiếp tục có cơ chế, chính sách phát triển kinh tế biển đảo
Kinh tế
Động lực phát triển kinh tế biển
Động lực phát triển kinh tế biển
Kinh tế
Nỗ lực bứt phá, đưa Hải Phòng trở thành trọng điểm kinh tế biển của cả nước
Nỗ lực bứt phá, đưa Hải Phòng trở thành trọng điểm kinh tế biển của cả nước
Góc nhìn & Suy ngẫm
Khai thác mạnh tiềm năng, lợi thế kinh tế biển
Khai thác mạnh tiềm năng, lợi thế kinh tế biển
Huyện Cát Hải
Huyện Cát Hải 65 năm thực hiện lời Bác dạy: Bảo vệ và khai thác hiệu quả “rừng vàng, biển bạc”
(HPĐT)- Năm 2024 là năm đặc biệt đối với huyện đảo Cát Hải. Cách đây tròn 65 năm, huyện đảo vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu về thăm. Sự kiện này không chỉ thể hiện sự chăm lo của Bác đối với đồng bào, chiến sĩ nơi đảo xa, mà còn là phần thưởng, nguồn động viên tinh thần vô cùng quý giá, cổ vũ quân và dân huyện đảo hăng say lao động, học tập để bảo vệ vững chắc một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Thực hiện lời căn dặn Người đối với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện đảo:"Rừng là vàng, biển là bạc, rừng biển của ta, do nhân dân ta làm chủ, phải ra sức khai thác, bảo vệ, phải đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để đời sống nhân dân ngày một ấm no, hạnh phúc", cán bộ, nhân dân huyện Cát Hải ra sức thi đua, xây dựng huyện đảo ngày càng phát triển lớn mạnh, làm tốt công tác bảo tồn và khai thác thế mạnh “rừng vàng, biển bạc”, đưa Cát Hải không chỉ trở thành trọng điểm kinh tế biển của thành phố với cảng biển, thủy sản, mà quần đảo Cát Bà cùng với vịnh Hạ Long còn vinh dự được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Huyện Cát Hải 65 năm thực hiện lời Bác dạy: Bảo vệ và khai thác hiệu quả “rừng vàng, biển bạc”