Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025: Tập trung ngay từ tháng đầu, quý đầu
(HPĐT)- Năm 2024, thành phố ghi dấu đáng nhớ khi vượt qua nhiều thử thách và về đích với nhiều điểm sáng, kinh tế tăng trưởng cao. Đây là tiền đề quan trọng để các sở, ngành, địa phương quyết tâm hướng tới những mục tiêu, chỉ tiêu cao hơn mà Nghị quyết của Thành ủy, HĐND thành phố về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng- an ninh đề ra trong năm 2025.

Cùng đồng lòng, quyết tâm cao hơn
Phát biểu tại hội nghị thực hiện Nghị quyết của Thành ủy, HĐND thành phố về nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội, quốc phòng -an ninh thành phố năm 2025, đồng chí Chu Đức Anh, Chủ tịch UBND quận An Dương chia sẻ niềm vui của địa phương ngay trong ngày đầu năm 2025, khi Nghị quyết 1232 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập quận An Dương có hiệu lực. Đây là sự cụ thể hóa các mục tiêu Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội 16 Đảng bộ thành phố. Với tâm thế “từ sớm, từ xa”, quận An Dương sẵn sàng chủ động nhiều giải pháp cụ thể để triển khai sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính, đồng thời thực hiện mô hình chính quyền đô thị. Từ những kết quả, chỉ tiêu kinh tếxã hội tăng cao trong năm 2024. là cơ sở để quận chủ động điều chỉnh, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu - chi ngân sách năm 2025 theo địa giới hành chính của quận, phường mới thành lập.
Năm 2025, Hải Phòng chọn chủ đề năm là “Mở rộng không gian kinh tế, đô thị; phát huy cơ chế, chính sách đặc thù; tăng cường chuyển đổi xanh, chuyển đổi số”. Thành phố tiếp tục xác định công tác triển khai quy hoạch, phát triển đô thị là một trong những giải pháp then chốt, có vai trò quyết định đối với sự phát triển, mở rộng không gian đô thị của thành phố. Bám sát chỉ đạo của UBND thành phố, Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Thành Hưng cho biết, thực hiện chủ đề năm 2025, Sở xác định nhiệm vụ trọng tâm là chủ động phối hợp các sở, ngành, địa phương, tham mưu UBND thành phố để triển khai trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch chung Khu Kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng và các Quy hoạch phân khu chức năng trong Khu Kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, phê duyệt Đồ an ́ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Đình Vũ – Cat H́ ải đến năm 2045; tổ chức điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 khu vực Đồ Sơn và Cát Bà theo hướng lấn biển để tạo quỹ đất phát triển đô thị - du lịch - dịch vụ; nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch chung theo Quyết định 323 của Thủ tướng Chính phủ theo hướng hình thành các không gian đô thị - logistic - dịch vụ thương mại gắn với các ga đường sắt mới Hà Nội-Hải Phòng theo mô hình TOD, phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng…
Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đòi hỏi các sở, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ kép khi vừa tập trung sắp xếp tinh gọn bộ máy, sắp xếp các đơn vị hành chính, vừa nỗ lực quyết tâm cao hơn để hoàn thành chỉ tiêu của cả nhiệm kỳ. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Dương Đình Ổn cho biết, dự kiến sau hợp nhất Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ giảm 8 tổ chức, 3 đơn vị sự nghiệp. Số cán bộ, công chức, viên chức có lộ trình tinh giản, trong khi đó khối lượng, yêu cầu công việc tăng. Vì vậy, Sở xác định tăng cường thực hiện chuyển đổi số lĩnh vực tài nguyên và môi trường, nâng cao hiệu quả quản lý.
Phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu
Năm 2025, thành phố có những thách thức và cơ hội đan xen. Việc Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 96 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 45 và Chính phủ ban hành Nghị quyết 07 thực hiện là cơ sở quan trọng để thành phố tiếp tục đề xuất, triển khai các nhiệm vụ đột phá trong năm 2025 như cơ chế chính sách đặc thù, Khu thương mại tự do thế hệ mới. Đặc biệt, cuối năm 2024, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, mở rộng không gian, dư địa phát triển mạnh mẽ.
Dù vậy, thành phố sẽ đối mặt với một số khó khăn, thách thức khi nền kinh tế - chính trị thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp; cạnh tranh thương mại toàn cầu rõ rệt, ảnh hưởng trực tiếp đến xuất nhập khẩu, cũng như dòng vốn đầu tư vào Việt Nam, trong khi đó Hải Phòng là thành phố có độ mở cao. Dự toán thu nội địa của thành phố năm 2025 tiếp tục phụ thuộc vào nguồn thu tiền sử dụng đất, chiếm hơn 35%. Tương tự, vốn đầu tư công thành phố cũng phụ thuộc nhiều vào nguồn thu tiền sử dụng đất và tăng dần theo thời gian, như năm 2022 nguồn thu tiền sử dụng đất chiếm tỷ lệ 55% tổng nguồn kế hoạch đầu tư công ngân sách thành phố, năm 2023 là 62%, năm 2024 là 75% và năm 2025 là 71%. Việc nguồn thu tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn đầu tư công ngân sách thành phố sẽ ảnh hưởng lớn đến việc điều hành kế hoạch đầu tư công trong năm 2025 và cả trong dài hạn.
Mục tiêu phát triển năm 2025 được Thành ủy, HĐND thành phố thông qua với các chỉ tiêu chính đều tăng cao so với kế hoạch năm 2024 như: Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP tăng 12,5%; chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tăng 17%… Để hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đồng chí Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND thành phố nêu rõ, các sở, ngành, địa phương phải bám sát từng mục tiêu, chỉ tiêu, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, quyết liệt ngay từ đầu năm, nhất là với nhiệm vụ thu ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện các dự án trọng điểm, chuyển đổi số… Các sở, ngành, địa phương thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tếxã hội, từ đó kịp thời điều chỉnh, có giải pháp phù hợp, với tinh thần quyết tâm, nỗ lực cao nhất.