Tổng vốn đầu tư toàn xã hội: Động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng

.jpg)
.jpg)
.jpg)
Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn nhận định: Vốn
đầu tư vẫn là động lực tăng trưởng quan trọng của kinh tế Hải Phòng. Giai đoạn
2019-2023, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết, tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Hải
Phòng đạt 813.065 tỷ đồng, chiếm 5,42% vốn đầu tư cả nước, gấp 2,5
lần giai đoạn 2014-2018, tăng trưởng bình quân 11,64%/năm. Trong đó, vốn
đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn là nguồn lực quan trọng
cho sự phát triển của thành phố. Giai đoạn 2019-2023, vốn đầu tư khu vực ngoài
nhà nước và đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn, đạt 702.004,6 tỷ đồng, chiếm
86,34%, tăng 7,04% điểm phần trăm so với giai đoạn 2014-2018.
.jpg)
Đạt kết quả nêu trên, thành phố không ngừng cải thiện, tạo lập
môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh có sức hấp dẫn, cạnh tranh cao; đổi mới
công tác xúc tiến, thu hút đầu tư; cải cách hành chính, nhất là trong các lĩnh
vực cấp phép đầu tư, tiếp cận đất đai và các nguồn lực, dịch vụ tài chính - ngân
hàng, thủ tục hải quan, cải cách thuế quan, giảm tối đa chi phí logistics...
Cùng với đó, thành phố thực hiện hiệu quả một số cơ chế, chính sách đặc thù
theo Nghị quyết 35 của Quốc hội.

Thu hút vốn đầu tư trong nước đạt 307,48 nghìn tỷ đồng trong
giai đoạn 2019-2023, triển khai lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu đối
với 9 dự án đầu tư có sử dụng đất với tổng diện tích đất sử dụng là 318,239 ha,
tổng vốn đầu tư khoảng 35.490,226 tỷ đồng.


Hải Phòng thu hút được nhiều tập đoàn kinh tế lớn trong nước đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế trọng yếu như công nghiệp, kết cấu hạ tầng giao thông, các lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tại thành phố tăng nhanh; giai đoạn 2019-2023 mỗi năm có khoảng trên 3000 doanh nghiệp thành lập mới, vốn đăng ký trung bình của một doanh nghiệp khoảng 9 tỷ đồng.
.jpg)
.jpg)
Tuy đạt kết quả tích cực, song theo các phân tích, đánh giá,
việc huy động các nguồn lực đầu tư của thành phố chưa đáp ứng yêu cầu phát triển
của thành phố và chưa khai thác được hết tiềm năng, lợi thế. Tại Nghị quyết 45,
nhiệm vụ, giải pháp đầu tiên được xác định là huy động và sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó các nguồn lực
xã hội là động lực quan trọng, các nguồn lực Nhà nước giữ vai trò định hướng dẫn
dắt. Song, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết, một số giải pháp chưa được thực hiện
hiệu quả như việc đẩy mạnh đầu tư theo hình thức hợp tác công-tư (PPP).

Bên cạnh đó, một số cơ
chế, chính sách mới có tính đột phá, đặc thù cho Hải Phòng được Bộ Chính trị
đồng ý chủ trương như thành lập Khu thương mại tự do; nghiên cứu mô hình quản
lý cảng… chưa được triển khai. Mặt khác, giai đoạn tới, bên cạnh những thuận
lợi, còn nhiều khó khăn, thách thức thành phố phải vượt qua. Trong đó, các địa
phương trong vùng đồng bằng sông Hồng – một trong những vùng phát triển năng
động nhất cả nước đều đang cố gắng thực hiện cải cách hành chính, cải
thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị địa phương để
thu hút các nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển.

Do vậy, Hải Phòng với vai
trò là thành phố trọng điểm trong vành đai kinh tế Vịnh Bắc bộ sẽ chịu sức ép
cạnh tranh trong việc thu hút nguồn lực, nhất là nguồn lực đầu tư và nguồn nhân
lực chất lượng cao cho phát triển nhanh và bền vững.

Do đó, để huy động nguồn
lực đầu tư, thành phố chú trọng tạo môi trường đầu tư kinh doanh thật sự thuận
lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, nhằm giải quyết mạnh mẽ vấn đề
việc làm và tạo ngồn thu có tính bền vững. Đây cũng là cơ sở thu hút các tập
đoàn kinh tế tư nhân lớn, giữ vai trò dẫn đắt, có sức lan tỏa đầu tư vào thành
phố. Cùng với đó, tăng cường xúc tiến, thu hút đầu tư các đối tác truyền thống,
nghiên cứu mở rộng thu hút đầu tư từ các quốc gia, vùng lãnh thổ phát triển
khác; nghiên cứu xây dựng đề án về hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp
thành phố phát triển…

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, Hải
Phòng cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách thí điểm được Quốc
hội cho phép áp dụng đối với thành phố tại Nghị quyết 35 nhằm khắc phục những
vướng mắc, bất cập trong thực tiễn về quản lý đất đai, quy hoạch, đồng thời
giúp thành phố chủ động huy động nguồn lực, tập trung đầu tư, tiếp tục phát triển
nhanh, bền vững hơn, xứng đáng là cực tăng trưởng; tiếp tục cải cách hành
chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh;
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tập trung xây dựng chính quyền điện tử,
chính quyền số, cải cách hành chính, nhất là trong lĩnh vực cấp phép đầu tư, tiếp
cận đất đai và các nguồn lực, quy hoạch, thế, hải quan…

Còn theo Phó chủ nhiệm Ủy
ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Hữu Toàn và PGS-TS Trần Đình
Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Hải Phòng cần có định hướng
thu hút nguồn lực trong xã hội, trong đó cần có cơ chế để thu hút các nhà đầu
tư chiến lược trong và ngoài nước có công nghệ tiên tiến, có nguồn vốn lớn, cam
kết gắn bó dài với thành phố, nhất là trong những ngành kinh tế trụ cột của Hải
Phòng; thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, doanh nghiệp mang tính dẫn dắt.
.jpg)