Bảo tồn, phát huy giá trị khu phố kiến trúc Pháp tại quận Hồng Bàng: Biến di sản thành nguồn lực phát triển

Theo các tài liệu về lịch sử, địa chí Hải Phòng, năm 1872, Pháp đánh chiếm vùng đất Hải Phòng rồi buộc nhà Nguyễn nhượng địa 7 ha khu vực ven sông Cấm. Ngày nay là khu vực từ chân cầu Lạc Long đến phố Trần Hưng Đạo. Tại khu vực nhượng địa, người Pháp quy hoạch bài bản, gồm các cơ quan hành chính xen lẫn nhà ở. 

Những năm đầu thế kỷ 20, chính quyền thuộc địa mở rộng không gian đô thị Hải Phòng bằng việc kéo dài trục đường Paul Bert (nay là đường Điện Biên Phủ) và đường Amira Courbert (nay là đường Hoàng Văn Thụ), hình thành đường Paul Doumer (nay là đường Cầu Đất). Đó là lý do công trình kiến trúc Pháp cổ tập trung phần lớn tại các phố trung tâm của quận Hồng Bàng. Theo nghiên cứu, thành phố có hơn 300 công trình công cộng và biệt thự kiểu Pháp, trong đó có 89 công trình có giá trị cao, có ý nghĩa lịch sử cần bảo tồn và phát huy. Tại Hồng Bàng có 113 công trình, trong đó 50 công trình có giá trị cao lịch sử, văn hóa.

Kiến trúc tại khu phố Pháp định dạng làm hai loại. Thứ nhất là nhà phố, biệt thự, dinh thự, trường học được thiết kế theo phong cách địa phương Pháp và sau này là phong cách kiến trúc Đông Dương. Thứ hai là các công trình công cộng mang phong cách cổ điển, tân cổ điển châu Âu như Nhà hát thành phố và quảng trường nhà hát, Ngân hàng Pháp - Hoa (nay là Bảo tàng thành phố), Bưu điện Hải Phòng... Kiến trúc Pháp ở Hải Phòng có dấu ấn riêng so với tỉnh, thành phố khác trong cả nước.

Bảo tàng Hải Phòng nằm trên phố Điện Biên Phủ trước kia là Ngân hàng Pháp - Hoa. 
Bảo tàng Hải Phòng nằm trên phố Điện Biên Phủ trước kia là Ngân hàng Pháp - Hoa. 
Nhà hát thành phố xưa và nay với thiết kế đậm chất châu Âu.
Nhà hát thành phố xưa và nay với thiết kế đậm chất châu Âu.
Thiết kế bên trong Nhà hát thành phố.
Thiết kế bên trong Nhà hát thành phố.
Trụ sở Ngân hàng Đông Dương chi nhánh Hải Phòng, nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - chi nhánh Hải Phòng (phố Nguyễn Tri Phương, phường Minh Khai, quận Hồng Bàng) xây dựng vào năm 1884.
Trụ sở Ngân hàng Đông Dương chi nhánh Hải Phòng, nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - chi nhánh Hải Phòng (phố Nguyễn Tri Phương, phường Minh Khai, quận Hồng Bàng) xây dựng vào năm 1884.

Yêu thích, thú vị cũng là cảm nhận của nhiều người khi được chiêm ngưỡng, tham gia những hoạt động trải nghiệm tại các công trình kiến trúc Pháp cổ. Dịp lễ, tết, tại những công trình kiến trúc Pháp cổ trên các phố Hồ Xuân Hương, Hoàng Văn Thụ, Đinh Tiên Hoàng... và nhất là ở Bưu điện thành phố, Quán hoa, Nhà hát thành phố, Bảo tàng..., có rất đông người dân và du khách tìm đến để check-in, chụp ảnh; rất nhiều nhà nhiếp ảnh có sở thích say mê khám phá những góc ảnh đặc sắc về công trình kiến trúc Pháp cổ ở quận Hồng Bàng. Hiểu được giá trị này, thành phố có nhiều dự án, công trình khôi phục cảnh quan kiến trúc Pháp cổ. Năm 2020, dự án cải tạo Vườn hoa Kim Đồng khánh thành, khôi phục không gian vườn hoa hơn 100 tuổi của thành phố. Theo đó, hàng chục hộ kinh doanh dịch vụ trò chơi tại vườn hoa Kim Đồng đã di dời để trả lại không gian xưa. Cùng với đó, rất nhiều công trình được tôn tạo như Bảo tàng thành phố, dải trung tâm thành phố....

Song với nguồn tài nguyên di sản phong phú như hiện nay, việc tổ chức mô hình du lịch di sản còn có thể làm được nhiều hoạt động hơn nữa, tăng khả năng tiếp cận di sản rộng rãi đến đông đảo người dân, du khách.

Với tài nguyên di sản dồi dào, khu phố Pháp Hải Phòng thực sự có tiềm năng rất lớn, hướng đi đúng đắn là biến di sản trở thành động lực cho sự sáng tạo và phát triển của thành phố. Dựa vào thế mạnh là tài nguyên di sản văn hóa khu phố Pháp, quận Hồng Bàng và thành phố có thể tổ chức những tour du lịch trải nghiệm.

“Nhà băng Năm Sao” nay là trụ sở của Ngân hàng VietinBank.
“Nhà băng Năm Sao” nay là trụ sở của Ngân hàng VietinBank.

Theo Phó giám đốc Sở Du lịch Hải Phòng Vũ Huy Thưởng: Việc xây dựng quận trung tâm của đô thị lõi trở thành quận di sản sẽ đóng góp tích cực trong việc phát triển du lịch nội đô. Với các giá trị di sản kiến trúc đô thị khu phố Pháp cùng với các công trình tín ngưỡng, nghệ thuật, di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn quận Hồng Bàng có thể coi như các sản phẩm du lịch đặc thù mà không phải địa phương nào cũng có được.


Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản đô thị, cần chuẩn bị nguồn nhân lực trực tiếp quản lý, vật lực để tu sửa, tôn tạo, sử dụng các di tích với mục đích trưng bày chuyên đề liên quan đến đô thị Hải Phòng xưa, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, du lịch, ẩm thực… và các mục đích khác nhưng không làm phá hủy không gian, cảnh quan và nội dung giá trị di sản đô thị. Đây là vấn đề quận Hồng Bàng cần tính toán và có hướng đi phù hợp.

Bưu điện trung tâm Hải Phòng được xây dựng vào khoảng năm
1905.
Bưu điện trung tâm Hải Phòng được xây dựng vào khoảng năm 1905.

Theo TS, kiến trúc sư Nguyễn Quốc Tuân, trước khi tính toán chức năng mới cho từng công trình, cần nghiên cứu đánh giá tổng thể nhu cầu sử dụng, chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa sáng tạo gắn với thúc đẩy du lịch di sản văn hóa; rà soát, đánh giá chính xác chất lượng công trình trên các mặt nghệ thuật kiến trúc, kỹ thuật, văn hóa, lịch sử, xã hội học…, phân loại theo các nhóm tiêu chí phù hợp yêu cầu khai thác, sử dụng.

Công trình cụm tháp nước cổ được đưa vào danh mục bảo tồn.
Công trình cụm tháp nước cổ được đưa vào danh mục bảo tồn.


BÌNH LUẬN (0)
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận Đăng nhập