
Tìm kiếm: "truyện ngắn"
Có 247 kết quả được tìm thấy
Sáng tác
Người chèo đò
(HPĐT)- Truyện kể về một ông lái đò già ở khu du lịch Tràng An với kỷ niệm của những lần dẫn khách tham quan, những chuyến đò ông dành bao tâm sức, gửi gắm tình yêu và niềm tự hào về cảnh đẹp quê hương… Nhưng bấy nhiêu đó chưa đủ, điều quan trọng nhất, người xem cảm nhận ẩn sâu trong truyện là tình cảm gia đình, trách nhiệm cao cả với đất nước, quê hương… thể hiện bằng những hành động, cử chỉ mà mỗi nhân vật trong truyện.
.jpg)
Văn hóa
Mùa hoa nở muộn
(HPĐT)- Mùa hoa nở muộn – tựa đề của truyện đúng như những điều tác giả gửi gắm: Một vườn hoa hồng được người mẹ dồn công chăm sóc, nâng niu. Bao trông chờ vào mùa hoa, chị chỉ mong có đủ tiền sang áo cho chồng và con trai lớn không may gặp tai nạn giao thông. Nhưng hy vọng để rồi thất vọng, hoa không bán được, chị lại chở về, mang theo cả những lo toan và nỗi buồn… Thế rồi trong hoàn cảnh đáng thương đó, chị lại gặp được “mùa hoa” khác, đó là hoa của sự yêu thương, ấm áp và sẻ chia… Bằng giọng văn nhẹ nhàng, thủ thỉ như lời kể, tác giả Lê Ngọc Sơn mang đến những dư vị ngọt ngào về tình mẫu tử, tình thầy trò…
.jpg)
Văn hóa
Ngọn đồi có hai cây thị
(HPĐT)- Truyện do một nhà văn người Thái viết nên núi rừng, bản làng, phong tục, tập quán, cả những nét ma mị của vùng đất, tộc người rất có không khí, thuyết phục, dễ đưa người đọc lạc vào không gian nghệ thuật của tác phẩm. Văn chương súc tích với những hình ảnh đẹp, gợi cảm, cuốn hút. Chân thực mà hấp dẫn. Hiện thực và huyền ảo. Truyện như kể, như tả một cách bâng khuâng, tự phát nhưng đầy sắp đặt, ẩn ý. Yếu tố linh dị khiến người đọc vừa thắc mắc, vừa khó hiểu, vừa hồ nghi, lại vừa thú vị. Yếu tố này dẫn đến cái kết mở. Đó là giấc mơ. Đó là thoáng ảo ảnh. Đó là sự thông linh với kiếp trước. Đó là sự tiếp nối văn hóa qua nét văn hoa thổ cẩm. Hoặc đơn giản, chỉ là nhìn thấy… ma. Muốn hiểu thế nào thì hiểu. Nhưng trong lúc bạn loay hoay đi tìm sự hiểu thì vô hình trung mắc kẹt lại trong câu chuyện thấm đẫm văn hóa tộc người của nhà văn người Thái này…
.jpg)
Sáng tác
Mùa loa kèn sắp đến…
(HPĐT)- Truyện dường như chỉ kể về 2 loài hoa mà 2 cô gái yêu thích. Nếu như Trang – người yêu Kiên - yêu hoa hồng vì sự đằm hương và kiêu sa, thì Thy – cô bạn hàng xóm lại yêu hoa loa kèn vì sự mộc mạc, giản dị. Vì yêu Trang mà Kiên trồng cả vườn hoa hồng tặng cô, hằng ngày nâng niu, chăm bón.
.jpg)
Văn hóa
Xuân về
(HPĐT)- Mùa xuân đã về trong căn nhà đơn sơ của Hoàng ở quê nhà. Sau những ngày tháng đi làm ăn xa, được về bên má là mùa xuân theo về. Bao nỗi niềm luyến lưu, thương nhớ dâng lên trong lòng anh. Khung cảnh bữa cơm chiều cuối năm trong truyện gợi biết bao cảm xúc với người đọc. Truyện ngập tràn tình yêu thương ấm áp nơi xóm nghèo, với những dự cảm tốt lành khi Tết đến, Xuân về. Với Hoàng, anh đón xuân về trong niềm hạnh phúc mới…
.jpg)
Sáng tác
Bên kia sông có một vườn đào
(HPĐT)- Tết đến rồi. Đã là Tết thì sẽ có hoa đào. Mà trong câu chuyện nhà văn Nguyễn Đình Tú kể lại với bạn đọc có cả một vườn đào bên kia sông. Vườn đào kết tinh tâm huyết của một người con làng nghề truyền thống trồng đào ở đất Cảng. Trong từng câu thoại, từng lời thuật tả của nhân vật “tôi” là hình ảnh không gian thành phố, sự chuyển mình của Hải Phòng qua từng giai đoạn thời gian. Điều đặc biệt là những người con của Hải Phòng trung dũng, kiên cường, sau khi cống hiến tâm sức và máu xương trong các cuộc kháng chiến lại trở về xây dựng và phát triển quê hương mình. Để mỗi ngày trôi qua, mỗi năm trở lại, quê hương càng đổi thay với những bức tranh Xuân sắc tựa vườn đào mỗi Tết về lại hồng rực để làm đẹp muôn nơi.
.png)
Văn hóa
Chiếc áo len năm ấy
(HPĐT)- Truyện có phong vị Tết, có không khí làng quê nghèo những năm bao cấp, có tình cảm cha con, anh em trước, trong và sau những ngày nhập ngũ, có văn hóa ẩm thực với hương vị đặc trưng của những gia đình nhà nông. Một truyện ngắn rất… ngắn, chỉ với hơn hai nghìn chữ nhưng gói trong đó rất nhiều những chi tiết đắt giá. Nào là chi tiết con cá trắm ốc nặng 25 kg, chi tiết nằm ngủ đè chết con rắn hổ mang, chi tiết ông bố nửa đêm đạp xe lên huyện mua chai nước mắm, chi tiết chàng trai trẻ lên đường tòng quân được ông bố ném theo lên xe chiếc áo len, chi tiết áo len được truyền qua tay ba anh em người lính của một gia đình nọ… Chi tiết nào cũng bất ngờ, ấn tượng và gây xúc động cho bạn đọc. Hình ảnh chiếc áo len xuyên suốt câu chuyện cũng là biểu tượng của tình cảm cha con trải dài qua những năm tháng đời người từ thế hệ này sang thế khác. Đọc mà thấy thương, thấy quý, thấy cảm động cho một gia đình nông thôn rất điển hình ở Việt Nam.
.png)
Văn hóa
Xuân trên mái đình làng
(HPĐT)- “Người vác tù và hàng tổng” ấy năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ở tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng bà vẫn miệt mài với việc làng, việc xóm, mặc con cái ngăn cản, mong bà được nghỉ ngơi. Mà cũng vì ý nghĩ “phải làm không tay chân thừa thãi” và sâu sa hơn, là phải làm đẹp, xây đắp quê hương, bà đã không quản ngại, cùng người trong thôn xóm xây dựng xong đình làng, làm chốn đi về cho con cháu xa quê hương… Vậy là mùa xuân này, cùng với mái ấm gia đình, những người con xa quê sẽ có thêm ''bến đỗ", để thêm gắn kết với quê hương, xứ sở… Cốt truyện chỉ giản dị, ngắn gọn thế nhưng đọng lại trong lòng người đọc bao suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân với gia đình, cộng đồng; sự thấu hiểu, sẻ chia với những người thân yêu…
.jpg)
Văn hóa
Đồng đội của bố
(HPĐT)- Cuộc gặp gỡ bất ngờ của hai cựu chiến binh giữa Nghĩa trang Trường Sơn mang lại xúc cảm không chỉ đối với những người trong cuộc. Hai người ấy – nay đã ở tuổi xế chiều - nhưng vẫn khôn nguôi day dứt về một thời khói lửa. Cuộc gặp gỡ tình cờ càng khiến họ nhắc nhớ về những gì đã qua bởi tất cả như vết thương chưa lành, chỉ chạm khẽ là lại thêm đau nhức… Nhưng sau những mất mát, tổn thương bởi chiến tranh, cuộc sống vẫn tiếp diễn, những mầm xanh hy vọng vẫn nhen lên qua bom đạn. Kết mở của truyện gợi cho người xem niềm hy vọng: Biết đâu sau cuộc gặp gỡ này sẽ có thêm nhiều cuộc gặp gỡ khác? Biết đâu thời gian sẽ xóa nhòa khoảng cách giữa 2 người xa lạ? Và biết đâu đấy, sẽ lại có thêm niềm vui, niềm hạnh phúc được nhân lên?
.jpg)
Văn hóa
Chuyện về “Cái Tết của mèo con”
(HPĐT)- Ra đời từ năm 1961, nhưng đến nay, truyện ngắn “Cái Tết của mèo con” vẫn được nhiều em nhỏ yêu thích. Ít ai biết đây là tác phẩm duy nhất mà nhà văn Nguyễn Đình Thi viết tặng thiếu nhi trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình.
.jpg)
Văn hóa
Tấm vé sum vầy
(HPĐT)- Trải dài suốt truyện ngắn là niềm nhớ thương khắc khoải của những người thân yêu trong gia đình ông bà Ân khi phải sống xa nhau hàng nghìn km. Trong tâm tư mỗi người, đôi khi có sự trách giận về những lựa chọn “ngang trái”. Bao nhiêu năm Hoa - cô con gái duy nhất của ông bà rời xa gia đình lập nghiệp, trưởng thành, là bấy nhiêu năm cả gia đình mong nhớ, chờ đợi những dịp sum họp cùng nhau. Để rồi lại bịn rịn, luyến lưu lúc chia xa. Sau 4 năm, niềm vui họp mặt len lỏi trong gia đình bà từ rất sớm. Cứ thế, mỗi ngày càng gần Tết càng thêm chộn rộn, xốn xang với ông bà: “Phải đông đủ cháu con mới thấy Tết ùa về…”. Khung cảnh đoàn tụ ấm áp dưới nếp nhà đơn sơ ở phần kết truyện lấp lánh niềm vui, niềm hạnh phúc khôn nguôi của cả gia đình bà Ân...
.jpg)