Vận động tích tụ ruộng đất để tổ chức sản xuất nông nghiệp quy mô lớn: Gỡ rào cản, tạo điều kiện cho người dân (Kỳ cuối)

09:59 CH 24/10/2024

(HPĐT)- Để đẩy mạnh tích tụ ruộng đất phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, quy mô lớn, việc một số quy định pháp luật được bổ sung, sửa đổi đang mở hướng thuận lợi cho người dân. Song, bên cạnh đó vẫn cần có thêm các giải pháp đồng bộ; sự phối hợp chỉ đạo thống nhất từ thành phố đến các địa phương; đồng thời làm tốt công tác dân vận và phát huy vai trò của chính quyền địa phương các cấp.

 

Cán bộ thôn Hạ Câu, xã Quốc Tuấn (huyện An Lão) tuyên truyền, vận động doanh nghiệp tham gia tích tụ ruộng đất để sản xuất lúa chất lượng cao. Ảnh: HƯƠNG AN

 

Kỳ cuối: Phát huy vai trò công tác dân vận

 

Linh hoạt, thông thoáng từ cơ chế, chính sách

Theo các cơ quan chức năng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, một số quy định mới về đất đai và sản xuất trong Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực từ ngày 1-8-2024) và Nghị định số 112 quy định chi tiết về đất trồng lúa (có hiệu lực từ ngày 11-9) tạo điều kiện thông thoáng hơn đối với người tích tụ ruộng đất để sản xuất.

Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Văn Thuấn cho biết, Luật Đất đai 2024 cụ thể hóa Nghị quyết 18 của Trung ương và hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp với nhiều quy định mới nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân theo hướng bền vững, hiện đại. Luật bổ sung các quy định khuyến khích việc sử dụng đất đai hiệu quả; tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp quy mô lớn, phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị của đất. Cụ thể, tại Chương 3 của luật bổ sung quy định cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa trong hạn mức giao đất; trường hợp quá hạn mức phải thành lập tổ chức kinh tế, có phương án sử dụng đất trồng lúa được UBND cấp huyện phê duyệt. Cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng đơn vị hành chính cấp tỉnh cho cá nhân khác và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ. Tổ chức kinh tế được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp phải có phương án sử dụng đất nông nghiệp được UBND cấp huyện chấp thuận.

Hay Nghị định 112 quy định về đất trồng lúa tạo nhiều cơ chế hỗ trợ để các địa phương, nông dân giữ ổn định sản xuất lúa, được người tích tụ ruộng đất sản xuất chờ đón. Trước đây, người tích tụ ruộng đất để sản xuất băn khoăn, trăn trở vì cơ chế, chính sách chưa thuận lợi, khuyến khích. Đơn cử như các hộ tích tụ ruộng đất sản xuất lúa và rau màu rất mong muốn được xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp làm nhà sơ chế, bảo quản sản phẩm hoặc kho chứa vật tư phục vụ sản xuất để tránh thiệt hại khi gặp mưa, bão..., nhưng quy định pháp luật không cho phép. Nay, theo Nghị định 112, ngân sách nhà nước hỗ trợ sản xuất lúa 1,5 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa; hỗ trợ 750 nghìn đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa còn lại, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa; hỗ trợ thêm 1,5 triêụ đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao. UBND cấp tỉnh quy định về diện tích, vị trí, mục đích sử dụng của công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa bảo đảm tuân thủ các điều kiện không làm ảnh hưởng đến công trình thủy lợi, công trình đê điều, giao thông nội đồng, diện tích đất trồng lúa liền kề; công trình chỉ được xây dựng 1 tầng, không được xây dựng tầng hầm...

 Để bảo đảm những quy định mới của Luật Đất đai 2024 sớm đi vào cuộc sống, tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện tích tụ ruộng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu với UBND thành phố xây dựng kế hoạch định giá đối với từng vùng, từng loại đất nông nghiệp cụ thể trên địa bàn thành phố, làm cơ sở cho người bán, người mua, người thuê đất xác định giá giao dịch phù hợp và khả thi; đồng thời đẩy nhanh việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau chuyển nhượng, tạo thuận lợi trong việc thế chấp vay vốn ngân hàng phục vụ sản xuất.

Với vai trò cơ quan chủ quản, gần đây Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tọa đàm với các tổ chức, cá nhân tích tụ ruộng đất, lắng nghe ý kiến phản ánh về những vướng mắc từ thực tế sản xuất, khó khăn trong việc tiếp cận cơ chế, chính sách. Qua đó phối hợp cơ quan chức năng liên quan từng bước tháo gỡ, giúp các hộ tích tụ yên tâm sản xuất. Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Ngọc Tuất thông tin, Sở phối hợp tổ chức kiểm tra thực tế việc tích tụ ruộng đất, tổng hợp các ý kiến phản ánh từ cơ sở, để tham mưu với thành phố sớm điều chỉnh phù hợp cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, thủy sản, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người tích tụ ruộng đất.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Hải Phòng Ngô Trung Kiên, để xây dựng và nhân rộng các mô hình tích tụ ruộng đất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên kết tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất, đơn vị phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn cấp huyện và chính quyền cấp xã tăng cường hoạt động kiểm tra thăm đồng thực tế. Chi cục chủ động tham mưu kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông để cung cấp thông tin tới các địa phương, tổ chức, cá nhân về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ; thực hiện đề án vùng sản xuất trồng trọt tập trung; hỗ trợ sản xuất lúa; chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa gắn với khuyến khích đưa ruộng bỏ hoang canh tác trở lại…

Góp phần lan tỏa, nhân rộng phong trào tích tụ ruộng đất, Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng tích cực làm "cầu nối" để triển khai mô hình CLB đại điền; liên kết 3 nhà “nhà nông, nhà nước và nhà doanh nghiệp” trên địa bàn 6 huyện: Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Dương, An Lão, Thủy Nguyên, Cát Hải trong sản xuất tập trung. Giám đốc Trung tâm Nguyễn Ngọc Đam cho biết, với mô hình CLB đại điền tích tụ ruộng đất, các thành viên CLB thuận lợi chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ nhau phương tiện sản xuất cơ giới hóa, liên kết tiêu thụ sản phẩm...

 

Chính quyền cơ sở và “Dân vận khéo” tích cực vào cuộc

Xác định “dân vận khéo” là một phương thức quan trọng trong thực hiện công tác dân vận, từ đâu nhi ̀ ệm kỳ 2020-2025 đên nay, Thành ́ ủy chỉ đạo các câp ́ ủy Đảng thực hiện chỉ tiêu hằng năm 100% các xã có mô hình “Dân vận khéo” trong triển khai xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu. Theo đó, có hướng dân, g ̃ ợi mở vê vi ̀ ệc xây dựng các mô hình vận động nhân dân và doanh nghiệp tích tụ ruộng đất, khắc phục tình trạng đất sản xuất bị bỏ hoang. Theo lãnh đạo Ban Dân vận Thành ủy, thực hiện nhiệm vụ trên, Ban tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đơn vị nâng cao chất lượng, hiệu quả các mô hình “Dân vận khéo”; tăng cường thẩm định, giám sát chất lượng, hiệu quả mô hình, đồng thời định hướng phong trào theo hướng thực chất, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm; tránh dàn trải, chung chung. Ban chỉ đạo rà soát những mô hình có chất lượng, hiệu quả tốt để tiếp tục nhân rộng ở các địa phương; ưu tiên tuyên truyền các mô hình “Dân vận khéo” trong việc tích tụ ruộng đất, quy vùng sản xuất lớn; chỉ đạo cán bộ theo dõi, phụ trách công tác dân vận tại địa bàn các huyện bám sát địa bàn cơ sở, phát hiện, phản ánh, kịp thời tuyên truyền những cách làm hay, sáng tạo trong xây dựng thực hiện mô hình “Dân vận khéo” tích tụ ruộng đất, sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao.

Hướng dẫn, gợi mở của Ban Dân vận Thành ủy được cấp ủy Đảng, chính quyền nhiều huyện, xã tích cực nắm bắt, vận dụng trong chỉ đạo thực hiện các mô hình vận động người dân tích tụ ruộng đất, quy vùng sản xuất lớn. Điển hình như huyện Kiến Thụy, địa phương ven đô, thuần nông. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, cả hệ thống chính trị từ huyện tới xã, thôn tích cực thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, tích tụ tập trung ruộng đất sản xuất. Ban Thường vụ Huyện ủy Kiến Thụy ban hành Nghị quyết chỉ đạo thực hiện tích tụ ruộng đất xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu: Đến năm 2025, tích tụ tập trung khoảng 500 ha, khắc phục hoang hóa 300 ha; mỗi xã xây dựng 1 mô hình tích tụ ruộng đất mới; đến năm 2030, tích tụ tập trung khoảng 1000 ha. Trưởng Phòng Nông nghiệp Phát triển nông thôn huyện Lê Thị Thanh Huyền cho biết, trong quá trình thực hiện nghị quyết, bên cạnh hỗ trợ về mặt hồ sơ, thủ tục, huyện chỉ đạo các địa phương, ngành chuyên môn lồng ghép nguồn lực từ các cơ chế, chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp của thành phố để hỗ trợ tổ chức, cá nhân tích tụ ruộng đất.

Tại một số xã của Kiến Thụy, chính quyền địa phương đứng ra làm "trọng tài kinh tế" để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ký kết hợp đồng thuê đất với nông dân. Nhờ vậy, làm tăng thêm sự tin cậy giữa nông dân có đất với tổ chức, cá nhân thuê, mượn đất; người tích tụ ruộng đất yên tâm, tin tưởng đầu tư sản xuất lâu dài. Theo Chủ tịch UBND xã Tú Sơn Đồng Xuân Cường, địa phương luôn tạo điều kiện về thủ tục đất đai cho doanh nghiệp tích tụ ruộng đất, đầu tư sản xuất tại địa phương; khuyến khích các hộ có điều kiện đầu tư máy móc, tích tụ ruộng đất để quy vùng sản xuất lớn, từ đó làm cơ sở để vận động, tuyên truyền người dân địa phương khắc phục tình trạng lãng phí đất đai, sản xuất trở lại.

Với nhiều cơ chế, chính sách mới vừa có hiệu lực thi hành, cùng sự tăng cường chỉ đạo, hỗ trợ từ các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và làm tốt công tác dân vận, tạo thêm nhiều thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức tích tụ ruộng đất để mở rộng quy mô, hiệu quả sản xuất, góp phần đưa nông nghiệp, nông thôn Hải Phòng phát triển bền vững, sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

BÌNH LUẬN (0)
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận Đăng nhập