Nhà máy xử lý chất thải (Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tràng Cát): Vì thành phố Cảng xanh - sạch - đẹp
Nhà máy xử lý chất thải tại Khu xử lý chất thải rắn Tràng Cát (Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng) tại phường Tràng Cát, quận Hải An được xây dựng trên điện tích 16 ha đầu tư công nghệ xử lý rác tiên tiến của Hàn Quốc.
(HPĐT)- Công ty Môi trường đô thị được UBND thành phố giao duy trì vệ sinh môi trường, tiếp nhận rác trung chuyển từ 4 quận trung tâm thành phố gồm: Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Hải An. Đây là những địa phương tập trung đông dân cư, lượng rác thải ra hằng ngày lớn (khoảng gần 2 nghìn m3 rác/ngày). Tại nhà máy xử lý chất thải (Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tràng Cát, quận Hải An) rác thải sinh hoạt hàng ngày được thu gom, vận chuyển, phân loại và xử lý thành sản phẩm mùn compost. Sản phẩm phân bón vi sinh từ xử lý rác thành mùn góp phấn giảm lượng rác thải xử lý chôn lấp gây nguy hại môi trường, chuyển hóa rác thải thành sản phẩm sinh học bảo vệ môi trường.
Nhà máy xử lý chất thải tại Khu xử lý chất thải rắn Tràng Cát (Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng) tại phường Tràng Cát, quận Hải An được xây dựng trên điện tích 16 ha đầu tư công nghệ xử lý rác tiên tiến của Hàn Quốc.
Nhà máy có 5 phân xưởng bao gồm: phân loại chất thải, ủ lên men, ủ chin, chế biến đóng bao, bãi chôn lấp hợp vệ sinh và các công trình phụ trợ, không gian cây xanh.
Rác thải sinh hoạt (rác hữu cơ) của thành phố Hải Phòng được thu gom, vận chuyển về nhà máy và được phun chế phẩm khử mùi trước khi đưa lên băng chuyền tại phân xưởng sơ chế phân loại.
Hệ thống xe xúc gạt đưa rác lên hệ thống băng chuyền phân loại, sơ chế rác.
Hệ thống băng chuyền phân loại, sơ chế rác thải được đưa vào sử dụng từ tháng 5-2009.
Hệ thống băng chuyền sơ chế rác được điều khiển tự động qua các khâu phân loại.
Rác được công nhân phân loại lần cuối trước khi chuyển vào hệ thống máy cắt nhỏ. (Nếu như rác được phân loại ngay từ đầu nguồn tốt thì công đoạn này công nhân bớt vất vả - anh Trần Văn Thọ, công nhân vận hành hệ thống dây chuyền phân loại rác chia sẻ).
Bên cạnh đó, một hệ thống chế biến sơ dừa được công nhân phân loại và xử lý theo 1 hệ thống riêng.
Rác sau phân loại, cắt nhỏ chuyển ra các ga với kích thước lớn, nhỏ khác nhau. Phần nhỏ được xe chuyển vào các ô xử lý ủ lên men.
… còn phần lớn hơn tiếp tục được đưa vào máy nghiền, cắt nhỏ và cùng đưa vào các ô ủ, lên men.
Cán bộ kỹ thuật vận hành các dây chuyền qua hệ thống điện đàm bảo đảm an toàn.
Rác sau sơ chế được đưa vào các ô xử lý ủ lên men tự nhiên.
Công nhân kỹ thuật ghi thông tin ngày nhập rác để theo dõi quá trình ủ, lên men.
Công nhân vận hành hệ thống quạt thông gió, bơm tự động cấp nước để rác lên men, tự phân hủy tại các ô ủ.
Quá trình ủ lên men luôn được các công nhân kỹ thuật kiểm tra theo nhiệt độ, độ ẩm hàng ngày.
Nước từ ô ủ lên men được thu gom vận chuyển về khu xử lý nước thải.
Hoàn thành quá trình ủ lên men, rác tiếp tục được chuyển sang khu ủ chin theo quy trình.
Kết thúc quá trình ủ chín, rác đã chuyển sang dạng mùn khô, không còn mùi, tiếp tục được đến dây chuyền nghiền thành hạt mùn “compost”.
Thành phẩm hạt mùn “compost” sau các công đoạn chờ đóng gói.
Đóng gói sản phẩm mùn “compost” phối trộn xuất xưởng bán ra thị trường.
Sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh từ hạt mùn “Compost” xử lý từ rác thải hữu cơ tại nhà máy.