Để hệ thống y tế phát triển đúng hướng khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính: Cần có giải pháp điều tiết phù hợp
05:17 CH 18/04/2024
7e41875d-514e-491d-b7dc-f440debf12a4
Đến nay, ngành Y tế thành phố có 6/36 cơ sở y tế công lập,
bao gồm: Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp, Bệnh viện Kiến An, Bệnh viện Mắt, Bệnh
viện Phụ sản, Bệnh viện Trẻ em, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế thực hiện tốt
cơ chế tự chủ nhóm 1 và nhóm 2, đạt 16,6% (vượt so với chỉ tiêu đề ra tại Nghị
quyết số 19/NQ-TW: phấn đấu có 10% đơn vị tự chủ tài chính).
Trong đó, Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp được UBND thành phố giao là đơn vị đầu tiên thí điểm tự chủ chi thường xuyên từ năm 2017. Đến tháng 4-2018, Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp là bệnh viện đa khoa đầu tiên trên cả nước thực hiện mô hình thí điểm và này thành lập Hội đồng quản lý bệnh viện. Đến cuối năm 2023, bệnh viện thành lập khoa sản, khoa nhi, trở thành bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu khám, điều trị bệnh của người dân.
Còn đối với Bệnh viện Trẻ em thực hiện cơ chế tự chủ nhóm 2
từ tháng 9-2017. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, bệnh viện luôn hoàn thành chỉ
tiêu kế hoạch, chủ động được các hoạt động tại đơn vị. Đến tháng 8-2023, bệnh
viện được giao quyền tự chủ tài chính nhóm 1 giai đoạn 2023-2025. Từ khi thực
hiện cơ chế tự chủ, đơn vị chủ động trong huy động nguồn lực và các lĩnh vực,
nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút người dân đến khám, chữa bệnh đông hơn.
Theo phản ánh của Bệnh viện đa khoa huyện Thủy Nguyên, so với
trước năm 2021, hơn 60% các ca sản chuyển sang các bệnh viện tuyến thành phố, bệnh
viện tư nhân. Còn Bệnh viện đa khoa quận Ngô Quyền xin sáp nhập vào Trung tâm y
tế quận vì không đủ kinh phí thực hiện tự chủ chi thường xuyên.
Phó giám đốc Sở Y tế Trần Quốc Trinh cho biết, hiện tại, phần lớn cơ sở vật chất của các bệnh viện, trung tâm y tế xuống cấp; trang thiết bị y tế còn thiếu so với nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của người dân...Bên cạnh đó, sự chưa cân đối số lượng và chất lượng bác sĩ giữa các tuyến, các chuyên khoa đang là vấn đề cấp bách đặt ra với ngành Y tế.
Tình
trạng quá tải tại tuyến trên, thu hẹp hoạt động của tuyến dưới ảnh hưởng đến sự
tồn tại hệ thống y tế cơ sở, nhiệm vụ an sinh xã hội. Từ đó dẫn đến việc lạm dụng
chuyên môn, kỹ thuật, việc khoán thu cho nhân viên y tế. Trên thực tế, Hải
Phòng đã xuất hiện tình trạng lạm thu, chẩn đoán kỹ thuật cao với chi phí lớn…
trong khi các bệnh viện tuyến Trung ương chỉ điều trị ngắn ngày, người bệnh ổn
định và xuất viện.
Để hệ thống y tế phát triển đồng đều, không lệch lạc như hiện
nay, Sở Y tế tiếp tục đề xuất Bộ Y tế cần có lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp
công để thực hiện chủ trương tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế. Về trách nhiệm
của mình, Sở Y tế sẽ triển khai sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp nhằm
giảm mạnh đầu mối, nâng cao hiệu quả hoạt động trên cơ sở rà soát, sắp xếp các
cơ sở y tế hoạt động không hiệu quả và nâng cao năng lực quản lý, điều hành bảo
đảm chất lượng dịch vụ sự nghiệp công.
Giám đốc Sở Y tế Lê Minh Quang thông tin: Ngành Y tế sẽ phối
hợp các ngành liên quan tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cao, đầu tư đồng
bộ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế hiện đại, trang thiết bị chuyển đổi số
cho các cơ sở y tế, nhất là y tế cơ sở theo Đề án “Nâng cao năng lực hệ thống y
tế công lập thành phố Hải Phòng đến năm 2030” được UBND thành phố phê duyệt./.