
Tìm kiếm: "đào tạo nghề"
Có 66 kết quả được tìm thấy
Sự kiện và bình luận
Bổ sung, đa dạng nội dung đào tạo nghề
(HPĐT)- Hiện, lao động trong thời gian hưởng chính sách trợ cấp thất nghiệp có thể đăng ký tham gia các lớp đào tạo nghề miễn phí do Trung tâm Dịch vụ việc làm và Điều dưỡng người có công Hải Phòng liên kết một số cơ sở đào tạo nghề (Trường trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ Hải Phòng, Trường cao đẳng Kinh tế Hải Phòng, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ phát triển phụ nữ Hải Phòng…) tổ chức thực hiện.

Xã hội
Tư vấn đào tạo nghề đối với lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp: Mở rộng cơ hội nghề nghiệp
(HPĐT)- 2 tháng qua, khoảng 2.200 lượt lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được cán bộ Trung tâm Dịch vụ việc làm và Điều dưỡng người có công Hải Phòng tư vấn về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề. 96 người lao động đăng ký học nghề để nâng cao tay nghề hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả trên có được nhờ những thay đổi kịp thời, linh hoạt trong cách thức tư vấn, tăng cường phối hợp để đa dạng các lớp đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu của người lao động.
.jpg)
Sự kiện và bình luận
Cơ hội mới cho đào tạo nghề
(HPĐT)- Từ 1-3-2025, thực hiện chủ trương của thành phố, lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp được chuyển giao ngành Giáo dục và Đào tạo phụ trách. Chính sách này đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người học. Sự kết nối giữa các bậc học từ phổ thông đến cao đẳng, đại học trong cùng một hệ thống giúp học sinh có lộ trình học tập liền mạch hơn, dễ dàng được học liên thông và phát triển năng lực toàn diện.

Xã hội
Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm: Giải pháp giảm nghèo thực chất
(HPĐT)- Năm 2024, toàn thành phố có hơn 1.800 hộ nghèo, hơn 7.300 hộ cận nghèo sinh sống ở khu vực nông thôn. Để xóa nghèo thực chất, bền vững, các sở, ngành và địa phương cần tập trung thực hiện các giải pháp gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm.
.png)
Sự kiện và bình luận
Đánh giá, điều chỉnh để nâng cao hiệu quả
(HPĐT)- Năm 2024 là năm đầu UBND thành phố khởi động việc hỗ trợ các lớp đào tạo nghề đối với lao động nông thôn sau khi Quyết định 1956 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ hết hiệu lực thi hành. Chủ trương này nhận được sự ủng hộ của dư luận xã hội, bởi phần lớn lao động nông thôn chưa được đào tạo, chưa có kỹ năng nghề cơ bản. Việc đào tạo nghề với lao động nông thôn còn góp phần tích cực nâng cao hiệu suất khai thác, sử dụng quỹ đất nông nghiệp.

Xã hội
Triển khai đa dạng hình thức hợp tác đào tạo nghề: Bảo đảm việc làm, kết nối tuyển dụng
(HPĐT)- Với mục tiêu từ 90%- 98% số học viên, sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo ngay sau khi tốt nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố thực hiện đa dạng hình thức: ký biên bản hợp tác, phối hợp đào tạo theo đơn đặt hàng, điều chỉnh nội dung đào tạo… Qua đó, đáp ứng kịp thời nhu cầu tuyển dụng, sử dụng lao động qua đào tạo của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
.jpg)
Sự kiện và bình luận
Nỗ lực mở rộng địa bàn, đa dạng hoạt động
(HPĐT)- Sau 10 năm thành lập, Hội Dạy nghề và việc làm Hải Phòng vừa tổ chức đại hội lần 2, đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cơ cấu, tổ chức, nhằm củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội. Nhìn lại thời gian qua, tuy có nhiều nỗ lực trong tham gia dạy nghề sơ cấp, hỗ trợ lao động nông thôn khởi sự kinh doanh, song hoạt động đào tạo nghề của Hội chưa thực sự đa dạng, chưa thu hút nhiều đơn đặt hàng từ phía doanh nghiệp; chưa có đánh giá cụ thể về hiệu quả công tác giới thiệu, tạo việc làm đối với học viên sau khi được đào tạo…

Xã hội
Triển khai chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động vùng nông thôn: “Chìa khóa” để giảm nghèo
(HPĐT)- Năm 2024, UBND thành phố bố trí kinh phí gần 1,4 tỷ đồng để hỗ trợ đào tạo nghề dành cho lao động nông thôn và thực hiện các chính sách đào tạo khác trên địa bàn thành phố. Qua đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, bảo đảm mức giảm tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn.
.jpg)
An sinh xã hội
Bố trí nơi ở, tạo sinh kế đối với người lang thang, vô gia cư: Thiết thực bảo đảm an sinh
(HPĐT)- Cùng với việc cung cấp chỗ ở, chỗ tạm lánh dành cho trẻ mồ côi, người vô gia cư, các đơn vị, địa phương tăng cường hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm đối với những trường hợp khuyết tật, không có thu nhập ổn định. Đây là giải pháp căn cơ nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng người lang thang, bán hàng rong, xin tiền trên phố.
.jpg)
Xã hội
Tổ chức đào tạo nghề lao động nông thôn: Cần phối hợp linh hoạt, liên kết chặt chẽ
(HPĐT)- Theo Kế hoạch số 143 của UBND thành phố, trong quý 3, quý 4 năm nay, khoảng 500 lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp miễn phí. Ngoài ra, sau khi học nghề, ít nhất 85% số người học nghề được hỗ trợ có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, việc triển khai mở lớp đào tạo nghề dành cho lao động nông thôn ở các huyện chưa đồng đều, đòi hỏi sự phối hợp linh hoạt, chặt chẽ hơn nữa giữa các đơn vị liên quan trong công tác tuyên truyền và động viên người lao động tham gia.
.jpg)
An sinh xã hội
Ngăn chặn tình trạng người lang thang xin tiền trên phố: Tư vấn đào tạo nghề, giới thiệu việc làm
(HPĐT)- Từ đầu năm 2024 đến nay, cán bộ ngành Lao động- Thương binh và Xã hội phối hợp các đơn vị, địa phương liên quan tổ chức thu gom, tập trung 272 lượt người lang thang. Cùng với hỗ trợ chỗ ở tạm thời dành cho trẻ mồ côi, người vô gia cư, công tác đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, thuyết phục chính là giải pháp căn cơ cần được áp dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng người lang thang xin tiền trên phố.
.jpg)