Chuẩn bị kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá 15: Đồng chí Bí thư Thành ủy Trần Lưu Quang tiếp xúc đại biểu cử tri huyện An Dương
Đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng đo thân nhiệt trước cuộc tiếp xúc cử tri huyện An Dương.
(HPĐT)- Sáng 30-9, đồng chí Trần Lưu Quang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng và các đại biểu Quốc hội Hải Phòng tiếp xúc đại biểu cử tri huyện An Dương, chuẩn bị nội dung kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá 15.
Cùng dự có các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ: Phạm Văn Lập, Chủ tịch HĐND thành phố; Cao Xuân Liên, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố; Lê Anh Quân, Phó chủ tịch Thường trực UBND thành phố; lãnh đạo huyện An Dương... Cuộc tiếp xúc cử tri được kết nối trực tuyến tới 16 điểm cầu tại 16 xã, thị trấn huyện An Dương.
Đồng chí Trần Lưu Quang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng tiếp xúc cử tri tại huyện An Dương.
Quang cảnh hội nghị tiếp xúc cử tri tại huyện An Dương.
Các đại biểu dự hội nghị.
Các đại biểu dự hội nghị.
Các đại biểu dự hội nghị.
Kỳ họp xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng
Đại biểu Nguyễn Chu Hồi, Phó chủ tịch Thường trực Hội nghề cá Việt Nam báo cáo cử tri huyện An Dương về những nội dung chủ yếu của kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá 15.
Đại biểu Nguyễn Chu Hồi, Phó chủ tịch Thường trực Hội nghề cá Việt Nam báo cáo cử tri huyện An Dương tại hội nghị tiếp xúc.
Kỳ họp dự kiến khai mạc ngày 20-10 và bế mạc ngày 13-11. Kỳ họp được tiến hành theo 2 đợt. Đợt 1 tổ chức theo hình thức họp trực tuyến qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 63 Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (từ ngày 20-10 đến ngày 3-11-2021). Đợt 2 họp tập trung tại Nhà Quốc hội (từ ngày 8-11 đến ngày 13-11-2021). Nếu dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trong thời gian diễn ra đợt 1 của kỳ họp thì sẽ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định việc họp trực tuyến toàn bộ thời gian còn lại của kỳ họp.
Tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa 15 dự kiến xem xét thông qua 2 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết; cho ý kiến 5 dự án luật khác. Đặc biệt, kỳ họp dự kiến xem xét thông qua nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng và các tỉnh Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Thanh Hoá; xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
Chuẩn bị kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa 15, Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng xây dựng và ban hành chương trình lấy ý kiến các cấp, các ngành góp ý vào các dự án Luật được thông qua và cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp. Bên cạnh đó, các vị đại biểu Quốc hội trong Đoàn còn tham gia các phiên họp trực tuyến của các Ủy ban của Quốc hội để thẩm tra và cho ý kiến vào các dự án luật; xây dựng quy chế hoạt động của Đoàn và các quy chế liên quan; tham gia ý kiến vào kế hoạch, khung chương trình bồi dưỡng Đại biểu dân cử.
Về công tác giám sát, do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng chưa tổ chức giám sát trực tiếp tại cơ quan, đơn vị liên quan; hiện Đoàn đang tổ chức giám sát trên báo cáo đối với 2 chuyên đề gồm: Giám sát tại Sở Nội vụ về “tình hình, kết quả thi hành Luật Thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố giai đoạn từ 1-1-2016 đến 30-6-2021; giám sát tại Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hoá, Thể thao và Toà án nhân dân thành phố về “tình hình, kết quả thi hành Luật Sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố Hải Phòng”.
Bên cạnh việc tham gia các hoạt động giám sát do Đoàn tổ chức, các vị đại biểu Quốc hội còn phối hợp, tham gia các Đoàn giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố.
Công tác tiếp xúc cử tri tiếp tục có nhiều đổi mới theo hình thức kết hợp giữa tiếp xúc trực tiếp và trực tuyến. Đoàn đại biểu Quốc hội đã tiếp 38 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo; tiếp nhận 19 đơn thư của công dân; xử lý và chuyển 4 đơn, thư tới các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết theo quy định. Đoàn đang tiếp tục đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc giải quyết của các cơ quan theo quy định pháp luật.
Để bảo đảm các điều kiện hoạt động của Đoàn, lãnh đạo Đoàn kịp thời chỉ đạo kiện toàn Bộ máy Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND thành phố. Đoàn tổ chức nhiều hoạt động xã hội từ thiện. Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15 đến nay, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố nhận được văn bản của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng. Các ý kiến trả lời được tổng hợp và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử thành phố và Báo Hải Phòng.
Cử tri đề nghị Quốc hội sớm thông qua cơ chế chính sách đặc thù với Hải Phòng
Cử tri huyện An Dương ghi nhận, đánh giá rất cao tinh thần đổi mới, quyết liệt hành động của Quốc hội khoá 15 và hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng. Đồng thời, đóng góp nhiều ý kiến, tham gia vào nội dung kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá 15.
Cử tri Lương Văn Minh, xã Nam Sơn phân tích vai trò, vị thế của thành phố Hải Phòng, là động lực phát triển của cả vùng và cả nước.
Cử tri Lương Văn Minh, xã Nam Sơn phân tích vai trò, vị thế của thành phố Hải Phòng, là động lực phát triển của cả vùng và cả nước. Từ đó đề nghị Quốc hội khoá 15 thông qua cơ chế chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng ngay tại kỳ họp thứ hai. Trong đó cho phép Hải Phòng được nghiên cứu xây dựng Khu Thương mại tự do.
Cử tri Nguyễn Trung Tín, xã Hồng Thái đề nghị cần quan tâm nhiều hơn tới công tác “ngoại giao vaccine”.
Cử tri Nguyễn Trung Tín, xã Hồng Thái đề nghị cần quan tâm nhiều hơn tới công tác “ngoại giao vaccine”, sớm có đủ lượng vaccine tiêm bao phủ toàn dân, tạo điều kiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19 hiệu quả.
Cử tri Trần Hồng Quyên, Phòng VHTT huyện mong muốn có cơ chế chính sách đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển đổi số
Cử tri Trần Hồng Quyên, Phòng VHTT huyện mong muốn có cơ chế chính sách đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số.
Cử tri Nguyễn Văn Thuỳ, xã Đồng Thái đề nghị cần khẩn trương điều chỉnh, sửa đổi Luật Đất đai...
Cử tri Nguyễn Văn Thuỳ, xã Đồng Thái đề nghị cần khẩn trương điều chỉnh, sửa đổi Luật Đất đai...
Cử tri Nguyễn Tuấn Hữu, xã An Hoà đóng góp ý kiến tại hội nghị tiếp xúc.
Cử tri Nguyễn Tuấn Hữu, xã An Hoà đề nghị xem xét, điều chỉnh bổ sung mức trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tương xứng, phù hợp với lộ trình điều chỉnh mức lương cơ sở của cán bộ công chức, viên chức, lương hưu cũng như chế độ trợ giúp xã hội đối với trường hợp bảo trợ xã hội trong từng giai đoạn.
Cử tri Nguyễn Văn Phong, Phòng Nội vụ huyện đề nghị Quốc hội xem xét, cho ý kiến sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua khen thưởng.
Cử tri Nguyễn Văn Phong, Phòng Nội vụ huyện đề nghị Quốc hội xem xét, cho ý kiến sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua khen thưởng để bảo đảm phù hợp với tình hình mới, khắc phục những hạn chế hiện nay. Cử tri cũng nêu rõ một số bất cập về quy định cán bộ, công chức cấp xã, đề nghị Quốc hội cho ý kiến điều chỉnh theo hướng là công chức chung, không quy định công chức cấp xã riêng như hiện nay. Đồng thời đề nghị xây dựng lộ trình sớm đưa huyện An Dương trở thành đơn vị hành chính cấp quận.
Sẽ tiếp tục nghiên cứu các giải pháp đưa Hải Phòng phát triển nhanh, đột phá
Thay mặt các đại biểu Quốc hội Hải Phòng, đồng chí Trần Lưu Quang, Bí thư Thành ủy trân trọng tiếp thu các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của cử tri huyện An Dương và trực tiếp giải đáp, trả lời từng kiến nghị.
Đồng chí Trần Lưu Quang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng tiếp thu ý kiến của cử tri huyện An Dương.
Trước hết, về phát triển kinh tế- xã hội thành phố trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đồng chí Bí thư Thành ủy nhấn mạnh: Hải Phòng rất quyết liệt ngăn chặn, phòng, chống dịch bệnh và cơ bản giữ cho thành phố an toàn. Nhờ vậy, sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển. 9 tháng, GRDP của Hải Phòng vẫn tăng trưởng 12,28%, cao nhất cả nước; cao hơn nhiều so với bình quân chung cả nước. Hải Phòng cũng là một trong những địa phương có tốc độ giải ngân vốn đầu tư công ở mức cao; thu ngân sách nội địa cơ bản bám sát kế hoạch tiến độ; thu hút vốn FDI qua 9 tháng hoàn thành kế hoạch cả năm; đời sống nhân dân được bảo đảm. Đồng chí Bí thư Thành ủy nêu rõ: Có được kết quả đó là nhờ Thành ủy, HĐND, UBND thành phố luôn áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cao hơn, nhanh hơn so với khuyến cáo của Bộ Y tế. Nhưng quan trọng hơn cả vẫn là sự đồng hành, chia sẻ, hưởng ứng, tuân thủ các quy định phòng, chống dịch của toàn thể nhân dân. Về vaccine, thành phố đang rất nỗ lực, khẩn trương. Hiện đã có được hơn 1,3 triệu liều vaccine các loại để tiêm cho nhân dân; sẽ tiếp tục khai thác thêm các nguồn khác phấn đấu ít nhất 70% số dân của thành phố được tiêm vaccine trong thời gian sớm nhất.
Đồng chí Trần Lưu Quang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng cùng các đại biểu Quốc hội và các đồng chí lãnh đạo thành phố gặp gỡ cử tri huyện An Dương.
Đối với đề xuất về Cơ chế chính sách đặc thù dành cho Hải Phòng, đồng chí Bí thư Thành ủy cho biết, Hải Phòng là một trong số ít địa phương được Bộ Chính trị ban hành nghị quyết riêng. Điều đó cũng khẳng định vai trò động lực, đầu tàu phát triển của Hải Phòng. Hiện thành phố đã xây dựng đề án và đang nỗ lực trình Trung ương ban hành cơ chế chính sách đặc thù cho phát triển Hải Phòng theo tinh thần Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị. Theo đó, sẽ tập trung đề nghị Trung ương cho phép Hải Phòng nghiên cứu xây dựng Khu Thương mại tự do; đề nghị Trung ương phân cấp nhiều hơn cho thành phố để có đủ thẩm quyền chủ động quyết định các vấn đề liên quan tới sự phát triển của thành phố. Dự kiến, nếu các bước chuẩn bị hoàn tất, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 15 sẽ xem xét thông qua cơ chế chính sách đặc thù dành cho Hải Phòng và một số địa phương khác.
Đồng chí Bí thư Thành ủy ghi nhận các ý kiến đóng góp về sớm sửa đổi Luật Đất đai, coi đây là yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn và cho biết Chính phủ, Quốc hội đang rất quan tâm và có chỉ đạo, việc làm cụ thể. Về đề xuất đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, đồng chí Bí thư Thành ủy khẳng định đây là xu thể tất yếu và Hải Phòng đang có những bước đi rất nhanh và chắc chắn để thực hiện. Hiện UBND thành phố đang chỉ đạo xây dựng đề án; đã dự kiến dành nguồn ngân sách khoảng 500 tỷ đồng trong năm 2022 để triển khai. Đồng chí Bí thư Thành ủy tin tưởng Hải Phòng sẽ đạt nhiều kết quả rõ rệt trong chuyển đổi số. Đối với ý kiến đề nghị không quy định công chức cấp xã riêng, đồng chí Bí thư Thành ủy cho rằng rất phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, để thực hiện được mô hình công chức chung, không phân biệt công chức cấp tỉnh, huyện, xã, cần có lộ trình cụ thể để thực hiện. Đoàn đại biểu Quốc hội tiếp tục phản ánh đề nghị này tới Quốc hội để cùng thảo luận, xem xét. Về đề xuất sớm đưa huyện An Dương trở thành quận, đồng chí Bí thư Thành ủy yêu cầu huyện An Dương, các ngành, đơn vị liên quan và người dân phân tích, đánh giá rõ những mặt được, chưa được để có giải pháp và lộ trình cụ thể.
Đồng chí Bí thư Thành ủy tiếp thu đầy đủ các ý kiến của cử tri về đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu; xây dựng công an xã chính quy; sửa đổi Luật Thi dua khen thưởng… và có giải đáp, trả lời cụ thể./.