
Tìm kiếm: "truyen ngan"
Có 22 kết quả được tìm thấy
Văn hóa
Đại tá, nhà văn Nguyễn Đình Tú trao đổi kinh nghiệm sáng tác truyện ngắn với người viết trẻ Hải Phòng
_600x400.jpg)
Hoạt động sở, ngành
Tuyên truyền ngắn gọn, hiệu quả
THẤY VÀ NGHĨ

Tăng tốc chuyển đổi số
(Truyện ngắn dự thi) DUYÊN TÌNH ĐẢO NGỌC

Tăng tốc chuyển đổi số
(Truyện ngắn dự thi) CÙNG ANH VỀ VÙNG BIỂN THỨC

Tăng tốc chuyển đổi số
(Truyện ngắn dự thi) GẮN MÌNH VỚI ĐẢO NGỌC

Hải Phòng cuối tuần
Người viết “truyện ngắn” bằng hình ảnh

Hải Phòng cuối tuần
Mùa này mía chẳng trổ bông
Câu chuyện khá đơn giản, không giàu kịch tính, cũng không độc đáo về ý tưởng. Chỉ là tâm trạng của cô gái ở quê với khát vọng được sống là chính mình. Giọng văn Nam Bộ ngọt ngào, đa sắc khiến câu chuyện trở nên duyên dáng, cuốn người đọc đi một mạch tới dòng cuối cùng lúc nào không hay. Hình tượng bông mía được sử dụng đặc dụng, góp phần đẩy tác phẩm vượt lên trên chuyện kể thông thường. Đề tài tảo hôn ở những vùng thôn quê vốn được khai thác nhiều, vì vậy, có thêm những nét mới. Giản dị mà sâu sắc, đó chính là điều mà cây bút trẻ Hồ Kiên Giang làm được qua truyện ngắn này.

Hải Phòng cuối tuần
Những ngày mưa
Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời. Câu nói hàm ý sự tổng kết đó không chỉ nhắc đến những nỗi nhớ bất chợt mà còn là cơn cớ để mở ra khoảng ký ức xa xăm hiện về trong mỗi người. Câu chuyện dưới đây là kỷ niệm khó phai mờ đối với những ai từng trải qua thời sinh viên mơ mộng và đói khổ. Chuyện về những bữa ăn vốn không xa lạ trong văn học, nhưng bữa ăn đặc biệt được kể ra đây có dư vị riêng bởi tính độc đáo và hài hước của nó. Sẽ có những bữa ăn khiến người ta nhớ mãi trong nỗi kinh sợ, lại có những bữa ăn làm người ta thèm được thưởng thức lại, còn bữa ăn gắn liền với những ngày mưa trong tác phẩm này khiến người ta nghĩ đến điều gì? Ai từng có thời ăn cơm tập thể, ngủ giường cá nhân nơi ký túc xá các trường đại học hẳn sẽ tìm được sự đồng cảm sâu sắc với những nhân vật trong truyện ngắn này. Và khi đọc đến dòng chữ cuối cùng, rất có thể bữa ăn đáng nhớ khác lại đang xuất hiện trong đầu bạn đọc không biết chừng.

Hải Phòng cuối tuần
Cũng là lời nói...
Cuối tuần, người bạn nhà văn ngồi trầm ngâm bên chén trà đang dần nhạt khói, tâm sự chuyện sách in, sách tặng. Chẳng là anh mới xuất bản tập truyện ngắn, có gửi sách tặng anh em bạn bè. Sách không in nhiều, chỉ đủ để tặng những người thân thiết và lưu dấu ấn cuộc đời. Nhà văn bảo, “Cuốn này in chủ yếu để lưu lại và tặng sách anh em bạn bè thôi. Chứ tôi không có ý phát hành rộng rãi. Sách báo bây giờ bán cũng khó, ai cũng hiểu rồi. Có điều, tôi đang có chuyện băn khoăn chưa biết giải thích ra sao…”

Hải Phòng cuối tuần
Gió từ sông Mơ
Những câu chuyện tình bao giờ cũng đẹp, dù đó là tình yêu của người trẻ hay người già, của người quá lứa lỡ thì hay từng qua một lần đò, của người phố thị hay người thôn quê, của người đủ đầy vật chất hay lam lũ thiếu thốn… Đã là con người thì đều có trái tim để yêu thương, và tình yêu làm cho con người ta trở nên đẹp hơn, nhân văn hơn, sống có ý nghĩa hơn. Người đàn ông bị vợ bỏ hay cô gái quê mùa trong truyện ngắn này cũng vậy. Tình yêu cứu rỗi phần đời còn lại của họ. Họ sống bên dòng sông Mơ, và có quyền hưởng những ngọn gió trong lành thổi tới, có quyền mơ những giấc mơ hạnh phúc đến với cuộc đời họ. Truyện ngắn như khúc tình ca mang âm hưởng phù sa đồng bãi quê hương xứ sở, đủ để thổn thức lòng người dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào.

Hải Phòng cuối tuần
Những câu chuyện đời thường trong truyện ngắn Hoàng Thiềng
Chỉ từ những câu chuyện đời thường với những nhân vật không có gì đặc biệt. Họ là cựu chiến binh, người dân bình thường được gắn mác người “điên”, cô gái, bữa cơm giản dị với hũ mắm rươi quê kiểng… Tất cả tràn vào truyện ngắn của Hoàng Thiềng tự nhiên như chính những nhân vật và chi tiết cứ thế mà đi vào vậy. Đó là cách Hoàng Thiềng ghi và kể lại với bạn đọc yêu văn chương của thành phố Cảng.
