Phát huy giá trị bảo vật quốc gia: Gìn giữ mạch nguồn truyền thống dân tộc
(HPĐT)- Với 21 bảo vật quốc gia, Hải Phòng là một trong những tỉnh, thành phố “giàu” bảo vật quốc gia nhất Việt Nam. Các bảo vật quốc gia tại thành phố Cảng là sự hội tụ những tinh hoa văn hóa dân tộc được lưu giữ từ bao đời nay, đã và đang phát huy giá trị trong thời kỳ hội nhập.
Đậm dấu ấn truyền thống lịch sử và văn hóa
Hải Phòng có bê dày ̀ lịch sử, văn hóa lâu đời với những chứng tích quý giá về người tiên s ̀ ử tại các di chỉ khảo cô h̉ ọc Cái Bèo, Tràng Kênh, Núi Voi. Miền đất nơi cửa biển còn gắn liên v ̀ ới tên tuôi N̉ ữ tướng Lê Chân, một trong những vị tướng tài trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, là người lập nên trang An Biên và địa danh “Hải tần phòng thủ” (thành phố Hải Phòng ngày nay). Hải Phòng cũng là nơi diễn ra các trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng, biểu tượng hào hùng về truyền thống chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của dân tộc Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Hải Phòng hiện lưu giữ nhiêu di ̀ sản văn hóa có giá trị lớn, trong đó có 21 hiện vật được Thủ tướng Chính phủ ra quyêt ́ định công nhận là bảo vật quốc gia, gồm: Thanh Long đao (niên đại thế kỷ 17-18) hiện lưu giữ tại Khu tưởng niệm Vương triều Mạc; tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung và Phù điêu Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn (niên đại thế kỷ 16) tại chùa Trà Phương (huyện Kiến Thụy) và nổi bật là 18 bảo vật quốc gia thuộc Sưu tập An Biên của nhà sưu tập Trần Đình Thăng.
Sưu tập An Biên với hơn 300 hiện vật, tựa bức tranh lịch sử khái quát diện mạo đời sống chính trị, xã hội mỗi thời kỳ, từng triều đại trong suốt hơn 2 thiên niên kỷ từ văn hoá Đông Sơn, quốc gia Đại Việt tới thế kỷ 18 của dân tộc, được sắp đặt theo 4 không gian văn hoá. Văn hóa Đông Sơn và 10 thế kỷ đầu công nguyên “kể lại” câu chuyện cha ông ta chống lại sự đồng hóa của ách đô hộ phương Bắc. “Dòng mạch ngầm” văn hóa 10 thế kỷ đầu Công nguyên chảy suốt một nghìn năm Bắc thuộc, khi có cơ hội lại dâng trào để làm nên nền văn hóa phục hưng thời Lý - Trần - Đại Việt. Câu chuyện về “thời kỳ Phục Hưng” của văn hóa Việt Nam thể hiện trong không gian hiện vật thời kỳ nhà nước phong kiến độc lập, tự chủ (TK11- TK18) với đủ loại hình, kiểu dáng, hoạ tiết của dòng gốm men trắng, men ngọc, hoa nâu ở 2 triều Lý - Trần và gốm hoa lam thời Lê - Mạc cho thấy nghề gốm đã đạt đỉnh cao nghệ thuật chế tác... Xuyên suốt “dòng chảy văn hóa” An Biên là 18 bảo vật quốc gia: Bảo vật nghìn tuổi Bình đồng Đông Sơn, “độc nhất vô nhị” cho tới nay được tìm thấy trong nước và quốc tế, mang giá trị tiêu biểu của kỹ nghệ đúc đồng và trang trí điển hình của người Việt cổ trên đồ đồng. Bình gốm hoa nâu, hiện vật vô giá tiêu biểu cho sự phát triển đỉnh cao kỹ nghệ gốm thời Lý (1009-1225) được các chuyên gia nhận định là pháp bảo thuộc dòng đồ phục vụ Phật giáo. Lư hương gốm men lam xám đời vua Mạc Mậu Hợp, thể hiện sự nhuần nhuyễn kỹ thuật chế tác gốm. Năm 2022, Sưu tập An Biên có 6 bảo vật quốc gia được công nhận, gồm: 2 đĩa gốm men ngọc, niên đại thời Lý, thế kỷ 11-12; đĩa gốm men lam tím, niên đại thời Lê sơ, thế kỷ 15; 2 đài đồng đốt trầm, nắp tượng nghê, niên đại thế kỷ 16-17. Năm 2021, 9 bảo vật quốc gia được công nhận gồm 4 ấm, 2 liễn và 3 đĩa làm từ gốm men trắng từ triều Lý, niên đại thế kỷ 11-13…

Sưu tập An Biên có 18 bảo vật quốc gia. Ảnh: ĐỖ HIỀN
Phát huy giá trị di sản trong đời sống đương đại
Bảo tồn và phát huy những giá trị các bảo vật quốc gia là trách nhiệm của chính quyền và nhân dân các địa phương. Việc bảo vệ, gìn giữ các bảo vật quốc gia được chủ nhân Sưu tập An Biên và Ban Quản lý các di tích lịch sử nơi lưu giữ bảo vật lên phương án khoa học, cụ thể và chuyên nghiệp. Theo ông Trần Đình Thăng, người sở hữu Sưu tập An Biên, các bậc tiền nhân không để lại hậu thế nhiều cung điện nguy nga tráng lệ, đền đài lầu son gác tía mà trao truyền những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể chứa đựng hồn cốt, mỹ tục văn hóa con Lạc, cháu Hồng. Từ việc lưu giữ những giá trị văn hóa cha ông ta để lại thông qua Sưu tập An Biên, ông mong muốn truyền đến thế hệ trẻ lửa nhiệt huyết trong bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống nói chung, cổ vật nói riêng, cũng là góp phần vào công cuộc chấn hưng văn hóa, kinh tế đất nước.
Nhằm phát huy giá trị của bảo vật quốc gia trong thời kỳ hội nhập theo phương châm “biến di sản thành tài sản”, thành phố tổ chức trưng bày “Bảo vật quốc gia - Sưu tập An Biên” như hoạt động nổi bật trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024. Tại hội nghị triển khai công tác trưng bày, Phó chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam nêu rõ: Đến nay, thành phố có 21 bảo vật quốc gia; trong những năm tới có thể tiếp tục có nhiều hơn nữa bảo vật quốc gia được công nhận. Đây là con số rất đáng tự hào, không phải địa phương nào cũng có được. Đồng thời, Hải Phòng cũng đang sở hữu bộ sưu tập cổ vật quốc gia tư nhân lớn nhất Việt Nam. Năm 2024, thành phố tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ với chủ đề “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” gắn với các sự kiện văn hóa quan trọng như: Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được Ủy ban Di sản thế giới UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Việc thành phố tổ chức trưng bày các bảo vật quốc gia tại Lễ hội Hoa Phượng Đỏ để giới thiệu với đông đảo công chúng về ý nghĩa lịch sử, giá trị văn hóa của các bảo vật, niềm tự hào của thành phố, nhằm khơi dậy tình yêu nước, yêu lịch sử, văn hóa đất nước trong nhân dân thành phố và du khách.